Các bài viết cũ

Làm gì khi điện thoại bị rơi vào nước?

Điện thoại di động giờ đã trở nên rất phổ biến và dường như không thể thiếu trong cuộc sống. Những chiếc điên thoại đã không còn chỉ dùng để nghe, gọi, nhắn tin mà chúng còn có thể làm được rất nhiều việc như nghe nhạc, kiểm tra mail, chơi game cũng chính vì lý do đó mà bạn mang theo điện thoại đi học, đi làm, sử dụng nó nhiều lần trong ngày cho công việc và học tập. Cũng không phải là quá ngạc nhiên khi biết rằng có rất nhiều người coi điện thoại di động là vật bất ly thân. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn đánh rơi điện thoại của mình vào nước hay để nó quay trong máy giặt? Nhiều người có thể trả lời rằng họ sẽ bật máy lên để xem nó còn hoạt động hay không. Đó là một điều mà đa số người sử dụng điện thoại đều mắc phải nhưng đáng tiếc là nó lại không phải là một việc làm đúng. Dưới đây là những bước để bạn cứu sống điện thoại của mình nếu như chẳng may nó bị rơi vào nước.

Kinh nghiệm chọn mua smartphone cũ

Smartphone hiện giờ đã trở thành vật dụng quan trọng nhất trong đời sống hàng ngày của chúng ta, với cá nhân tôi, sau sự ra đời của iPhone rồi các smartphone chạy Android cùng với mạng 3G tốc độ cao, chiếc laptop của tôi hầu như bị “phủ bụi” trong suốt vài năm trở lại đây. Tiện dụng và rất hữu ích, nhưng smartphone đòi hỏi 1 khoản đầu tư không hề nhỏ: hầu hết các model cao cấp hiện tại đều đòi hỏi mức đầu tư tới trên dưới 10 triệu đồng. Và những người có hầu bao eo hẹp thường chọn cách tìm mua điện thoại cũ thay vì hàng đập hộp để tiết kiệm chi phí. Và 1 chiếc smartphone đã qua sử dụng thường sẽ giúp bạn tiết kiệm từ 20-40% chi phí so với việc đầu tư mới.

Tuy nhiên việc chọn mua điện thoại cũ không phải là chuyện đơn giản, đặc biệt là với những người thiếu kinh nghiệm. Tất nhiên nếu bạn đọc có quen biết bạn bè hoặc người thân giàu kinh nghiệm trong việc chọn mua đồ secondhand thì việc nhờ vả bạn bè là 1 lựa chọn sáng suốt. Dù vậy trong trường hợp bạn phải “tự lực cánh sinh” thì việc chọn mua điện thoại cũ sẽ tỏ ra đặc biệt khó khăn, và nếu không cẩn thận bạn sẽ rất dễ “rước” về 1 sản phẩm khiếm khuyết, tiền mất tật mang.
 

Làm thế nào để ghi âm cuộc gọi trên các dòng điện thoại Nokia S40?

 Đa số các dòng điện thoại Nokia có tính năng ghi âm môi trường, đều có thể thực hiện ghi âm cuộc gọi nhưng điều quan trọng là chúng ta chưa tận dụng và khai thác hết các tính năng hấp dẫn đó.

Hướng dẫn thực hiện ghi âm cuộc gọi, ứng dụng được trên hầu hết các máy Nokia S40 có hỗ trợ thẻ nhớ và ghi âm môi trường:

  • Cách 1: tạo phím tắt để kích hoạt tính năng ghi âm cuộc gọi một cách nhanh nhất, khi thực hiện cuộc gọi muốn ghi âm chỉ cần “nhấn để thực thi” (khuyên dùng)

lam-the-nao-de-ghi-am-cuoc-goi-tren-cac-dong-dien-thoai-nokia-s40

Read the rest of this entry

Trào lưu dùng vỏ trong suốt độ đèn LED trên điện thoại

Nói về phong trào “độ” vỏ các model màn hình đen trắng của Nokia thì không thể không kể tới việc lắp thêm đèn LED nhấp nháy, một trong những tùy chỉnh khiến cho điện thoại của bạn thay đổi toàn tập về cả vẻ bề ngoài lẫn cấu trúc bên trong.

Rộ lên vào những tháng cuối năm 2010, trào lưu lắp thêm đèn LED nhấp nháy được người dùng điện thoại (đặc biệt là giới trẻ) hưởng ứng rất nhiệt tình. Ban đầu mới chỉ xuất hiện ở dạng những đèn led nhỏ nhiều màu được mắc xung quanh thân máy, sau đó để tăng thêm tính độc đáo, những người chuyên “độ” đã lắp thêm cả đèn bàn phím, đèn pin nhiều màu sắc nhằm thay đổi hoàn toàn vẻ đơn điệu của những chiếc 1200, 1202 quen thuộc. Cho tới nay, sau gần một năm xuất hiện trên thị trường, phong trào lắp thêm đèn LED phát sáng vào điện thoại vẫn khá “hot” và đã phát triển thêm vô số sự lựa chọn thú vị.

Mất sóng – Hiện tượng làm đau đầu người sử dụng điện thoại

Đang có một cuộc điện thoại quan trọng, bạn sẽ cảm thấy tức giận thế nào khi tự dưng cuộc gọi bị ngắt ngang dù điện thoại vẫn hoạt động rất bình thường? Và có khi nào bạn tự hỏi chuyện gì đã xảy ra?

Mất sóng tạm thời
Hiện tượng này có thể được hiểu nôm na là tình trạng “mất sóng tạm thời”, đôi lúc xảy ra khi chúng ta đang nghe điện thoại và đi bộ. Vài giây trước, cuộc gọi của bạn nghe vẫn rất to rõ, những chỉ cần bạn di chuyển vài bước và… “bụp”, “tút tút tút”. Tuy mọi thứ xảy ra nghe có vẻ đơn giản, những để thật sự hiểu được chuyện gì đã xảy ra và tránh trút giận vào chiếc điện thoại “tội nghiệp”, chúng ta cần nhìn sự việc này dưới góc nhìn của một chiếc điện thoại.

Tương lai mịt mờ của chiếc điện thoại Facebook

Trước các thông tin về việc Facebook sắp cho ra đời chiếc điện thoại riêng của mình, câu hỏi luôn được đặt ra là tại sao Facebook lại chuyển hướng tham gia phát hành một chiếc điện thoại với hệ điều hành cộp mác mạng xã hội? Câu trả lời dễ hình dung nhất chính là mạng xã hội số 1 thế giới muốn mở rộng thị phần mạng lưới của hãng một cách toàn diện ngay cả trên điện thoại di động.

Vị trí số 1 thế giới về mạng xã hội của Facebook vẫn rất khó để các đối thủ có để đánh bại. Nhưng việc người sử dụng dần dần chuyển sang duyệt web, truy cập Facebook trên smartphone khiến mạng xã hội này không muốn trở thành kẻ bị động.

Những chiêu lừa bán điện thoại tinh vi trên mạng.

Điện thoại di động là vật dụng được mua bán trực tuyến nhiều nhất trên Internet, tuy nhiên, nó cũng là sản phẩm để các đối tượng lừa đảo lợi dụng nhằm “moi” tiền người dùng, ngay cả với người có kinh nghiệm.

Mua di động trên mạng: 5 ăn 5 thua

Một ngày đẹp trời, anh Lê Tuấn, thành viên mạng H.H bỗng dưng đấu giá thắng được chiếc điện thoại Nokia E71 với giá rất hời. Tuy nhiên, chỉ sau 1 vài ngày dùng bỗng dưng hàng loạt sự cố xảy ra, anh bức xúc cho biết: “Giá thị trường đang hơn 4 triệu cho một máy mới cứng, đấu giá thắng được hơn 3 triệu đang mừng vì giá hời, lại được màu đen tuyền đúng ý. Thế mà chỉ 2 ngày dùng thì phát sinh đủ lỗi, máy có 3G nhưng băng tần 1900MHz không dùng được ở Việt Nam, không có camera phụ, không cài được tiếng Việt và bộ gõ telex. Liên hệ lại với chủ cửa hàng thì rõ ràng là thông số không hề sai bởi đây là Nokia E71x của nhà mạng Mỹ, chẳng thể kiện cáo được, nhưng cái kiểu rao bán mập mờ thế này thật chả khác gì lừa đảo”.

Read the rest of this entry

Long đong như phận… điện thoại chơi game

Dường như các điện thoại chơi game chuyên dụng luôn dính phải một lời nguyền khi không thể thành công dù luôn được các nhà sản xuất hỗ trợ tối đa.

Điểm mặt anh tài

 

Khởi thủy của điện thoại chơi game có lẽ không thể không nhắc đến Samsung X400 ra mắt hồi cuối năm 2003. Với phong cách nắp gập, Samsung X400 là một chiếc điện thoại gây ấn tượng sâu sắc bởi bàn phím cách điệu tựa như phím điều khiển 4 chiều thường thấy ở các tay game console.

 

Samsung X400 – game phone chưa bao giờ tỏa sáng.

Ngoài ra, với khả năng hỗ trợ công nghệ java MIDLet, X400 chơi tốt các game nền java vốn rất phổ biến lúc bấy giờ. Cùng màn hình sắc độ 65k màu (cao nhất thời điểm bấy giờ), âm thanh nổi, Samsung hứa hẹn rằng X400 sẽ là một thiết bị sành điệu dành cho giới trẻ.

 

Cũng chỉ sau đó ít lâu, Nokia là đại gia thứ 2 nổ phát súng bằng việc ra mắt siêu phẩm game phone N-Gage, một tượng đài gây nhiều luyến tiếc nhất tới tận ngày nay.

 

Một smartphone đúng nghĩa chạy HĐH Symbian S60 với khả năng chơi game 3D cao cấp, hệ thống phím bấm chuyên dụng, thậm chí là song đấu qua Bluetooth, N-Gage khiến nhiều người trầm trồ trước khả năng trác tuyệt. Ngoài ra, Nokia cũng đưa ra nhiều dự định và hoài bão với kho game dành riêng cho hệ máy này.

 

N-Gage/N-Gage QD – những bom tấn nhanh “xịt”.

Ngay từ lúc ra mắt, N-Gage đã có hơn 15 đầu game, trong số đó có những cái tên như FIFA 2004, Virtua Tennis, Tomb Raider… với chất lượng đồ họa 3D cao cấp. Ngoài ra, kho game của Nokia N-Gage cũng liên tục được đón nhận các tựa game mới phát triển riêng cho hệ máy này được phát triển đều đặn hàng tháng. Cùng với đó là khả năng tương thích các java game càng khiến N-Gage gây ấn tượng mạnh với kho game lên tới con số hàng trăm.

 

Nhưng rốt cuộc, N-Gage vẫn thất bại chưa đầy 1 năm sau khi ra mắt. Lý do lúc đó có lẽ nằm ở chỗ game hệ máy này quá dễ crack, khiến các dòng máy như Nokia 6600, 3660 cũng có thể chơi được game N-Gage. Thêm vào đó, thiết kế cổ quái với loa nghe để bên hông khiến người dùng cá tính đến mấy cũng cảm thấy kỳ kỳ khi nghe điện thoại. Thậm chí, có hẳn 1 website được lập ra với cái tên sidetalkin.com để chế nhạo Nokia N-Gage.

 

Không chịu thua, liền ngay sau đó Nokia đã tung ra phiên bản N-Gage QD nhằm khắc phục các hạn chế mà phiên bản cũ gặp phải. Với thiết kế gọn hơn, loa nghe trên mặt trước máy và các phím bấm game được làm nổi hơn, nhạy hơn, Nokia vẫn thể hiện rõ dã tâm thâu tóm thị phần game phone.

 

Tuy nhiên, số phận N-Gage QD cũng không sáng sủa hơn là bao khi máy gặp hàng tá vấn đề như lỗi nguồn treo máy, viền cao su dễ đứt hay nút bấm bung biêng dù mới sử dụng. Và cũng chỉ sau đó ít lâu, chiếc điện thoại chơi game này sớm chìm xuồng và Nokia đành ngậm đắng, khai tử các dòng máy N-Gage và chuyển sang phát triển kho N-Gage phần mềm hỗ trợ cho nhiều hệ máy N-series, E-series của mình.

 

Sony Ericsson F305i với số phận hẩm hiu.

Dù là đại gia trong làng console game, mãi đến năm 2008 Sony Ericsson mới tung ra điện thoại chơi game đầu tiên của mình với cái tên F305i. F305i hỗ trợ 2 nút bấm X/O tựa như các tay cầm PlayStation chuyên dụng cùng khả năng chơi game cảm biến hành vi khiến nhiều người kỳ vọng nó sẽ tạo nên sức hút mới.

 

Vậy mà F305i lại trở thành vết đen trong lịch sử game phone khi doanh số máy bán ra tệ hại cùng điểm rơi của Sony Ericsson khi trong năm đó hãng lỗ hàng trăm triệu EU. Việc Sony Ericsson F305i chỉ hỗ trợ java game – một nền tảng đang thoái trào là lý do chính khiến chiếc điện thoại này không tìm được cho mình những tựa game độc quyền với nội dung chất lượng cao.

 

Tương lai nào cho Xperia Play?

3 năm trôi qua, Sony Ericsson cũng dần phục hồi sau cú sốc thua lỗ và tháng 4/2011, hãng lại cho ra mắt chiếc game phone chính hiệu dưới cái tên Xperia Play. Với thiết kế hao hao PSP Go, Xperia Play tạo ngay cho người xem tại Mobile World Congress 2011 một cái nhìn ấn tượng và chuyên nghiệp với các nút bấm giống hệ máy PlayStation cùng màn hình cảm ứng và lời hứa sẽ chơi tốt game PlayStation One.

 

Sau 5 tháng bán ra, giờ đây Xperia Play đang là 1 trong những nguyên nhân gây thua lỗ cho Sony Ericsson Quý II/2011 khi doanh số bán ra không đạt yêu cầu cả về phần cứng đầu cuối lẫn phần mềm game chuyên dụng.

 

Tương lai nào cho game phone?

 

Nhắc lại N-Gage, nhiều người dùng kỳ cựu tỏ ra khá nuối tiếc khi nền tảng này bị khai tử và đổi tên thành Ovi cách đây 2 năm. Dù đã cố gắng trong việc duy trì các game N-Gage lên các hệ máy N-series, E-series nhưng xem ra Nokia đã thất bại hoàn toàn trong việc tạo nên một dấu ấn trong thị trường game di động.

 

Game N-Gage là một tượng đài nhưng nó sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội tỏa sáng.

Có vẻ như phải lâu lắm Nokia mới quay trở lại thị trường này bởi giờ đây “ốc vẫn chưa lo nổi mình ốc” khi hãng đang lỗ hàng trăm triệu EU, các dòng điện thoại Symbian, MeeGo đang ngắc ngoải trong khi Windows Phone thì vẫn là tương lai mù mịt.

 

Sau thất bại của X400, Samsung chưa có bất kỳ động tĩnh gì trong việc tấn công thị phần game phone nhưng các sản phẩm của hãng hiện nay như Galaxy series hay Galaxy Tab đều là những siêu di động với cấu hình đáp ứng tốt các tựa game đồ họa cao cấp.

 

iPhone 4 – kẻ ăn may gặp thời hay thực sự là trang tuấn kiệt game phone?

Về phần Sony Ericsson, mới đây trong một cuộc phỏng vấn khi được hỏi tại sao game Xperia Play ế khách, Giám đốc phát triển thị phần của hãng, ông Neil-Dwyer đã “nói cứng” rằng “Xperia Play là một thiết bị mang tính cách mạng và chẳng có gì phải lo lắng bởi chúng tôi hoàn toàn hài lòng về sản phẩm này.”

 

Có lạc quan tếu không Sony Ericsson khi hãng vẫn đang thua lỗ, Xperia Play ngày càng đuối về cấu hình phần cứng và kho game của hệ máy này cũng không có nhiều đột phá? Dễ thấy Xperia Play sẽ sớm trở thành thoái trào ngay trong năm nay khi hàng loạt siêu di động mới được ra mắt với cấu hình cao hơn.

 

Tại sao khách hàng quay lưng với game phone? Câu trả lời có lẽ dễ thấy là một chiếc di động chưa thể thay thế các hệ máy game console cầm tay hiện nay. Thứ nhất, với công nghệ pin kém cỏi như đang áp dụng, các game phone khó có thể trụ được hơn 2 tiếng chơi và đạt hiệu năng 1 ngày nghe gọi. Thứ hai, các tựa game hấp dẫn còn quá ít và chẳng có game độc quyền, cao cấp khiến các game phone như Xperia Play sẽ phải chống lại chính người anh em của mình là PSP.

 

Và rồi, sau tất cả những nguyên do ấy, thị phần game phone vẫn thật ảm đạm và tiền chảy vào túi những “kẻ ngoại đạo” mang tên Apple iPhone 4 – máy chơi game cầm tay bán chạy nhất trong 1 tuần, ngay cả khi nó chỉ là 1 chiếc smartphone đơn thuần, không hẳn là một game phone.

Kể lại hành trình 31 năm của thế giới di động

Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử của ngành công nghiệp sản xuất thiết bị di động và những ứng dụng của các thiết bị ấy đối với muôn mặt đời sống con người.
Tham khảo Phone Arena

5 lý do bạn nên chọn Android thay vì iOS 5

Hệ điều hành mới ra đời của Apple đã có thêm rất nhiều những tính năng mới. Tuy nhiên cũng như mọi hệ điều hành khác, iOS 5 vẫn chưa hoàn hảo.
Với phiên bản hệ điều hành iOS 5 mới nhất dành cho iPhone, Apple đang tiếp tục cuộc đua với đối thủ chính của mình là Android bằng cách bổ sung thêm nhiều tính năng đặc biệt như hỗ trợ Twitter, iMessage và lưu trữ dữ liệu thông qua công nghệ điện toán đám mây.
Nhưng chừng đó liệu đã đủ để hệ điều hành của Apple khẳng định vị trí số một trên làng di động? Hãy nhìn sang đối thủ lớn nhất Android. Hệ điều hành của Google vẫn đang sở hữu nhiều tính năng đáng giá mà iPhone còn thiếu và khiến người dùng phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. Dưới đây là 5 ưu điểm lớn của Android so với iOS 5 mà các fan của hệ điều hành mở này vẫn có thể tự hào:
1. Định vị GPS
Điện thoại Android cung cấp miễn phí tính năng dẫn đường bằng giọng nói qua GPS kể từ tháng 10 năm 2009, trong khi người dùng iPhone phải tự tìm kiếm ứng dụng định vị từ một hãng thứ 3 nếu không muốn bị lạc đường.
 
Trên iPhone, người dùng có thể sử dụng ứng dụng Mapquest nhưng Android vẫn tiện lợi hơn rất nhiều. Điều này thể hiện ở khả năng truy cập rất nhanh chóng khi người dùng chọn vào địa chỉ cần tới là ứng dụng chỉ đường sẽ lập tức hoạt động. Trong khi người dùng iPhone buộc phải copy và paste dòng địa chỉ này vào trong ứng dụng của hãng thứ 3.
2. Chọn ứng dụng mặc định
Vấn đề định vị GPS của iPhone sẽ được giải quyết dễ dàng nếu như thiết bị này cho phép người dùng lựa chọn ứng dụng từ các bên thứ 3 làm chương trình chạy mặc định. Tuy nhiên điều đáng tiếc là khả năng này lại không có thực. Ngược lại, trên Android, người dùng có thể chọn bất kỳ một ứng dụng mail, trình duyệt web hoặc định vị GPS của hãng thứ 3 làm ứng dụng mặc định.
 
Ví dụ như đối với trình duyệt Dolphin HD, người dùng có thể chọn trình duyệt web này làm mặc định và mỗi khi click vào link 1 trang web là Dolphin HD sẽ hoạt động thay vì trình duyệt có sẵn của Android. Đây là một ưu điểm giúp cho điện thoại Android có khả năng tùy chỉnh tốt hơn so với iPhone.
3. Mở rộng chức năng điều khiển giọng nói
Tin đồn về việc iOS 5 sẽ hỗ trợ chức năng điều khiển bằng giọng nói vẫn chưa được chứng thực trong khi hiện tại Android đã được cập nhật thêm nhiều câu lệnh bằng giọng nói khác. Người dùng Android có thể check e-mail, nhắn tin hoặc lựa chọn điểm đến chỉ bằng giọng nói. Thậm chí hệ điều hành Android còn có thể chơi nhạc bằng phần mềm của một hãng thứ 3, ví dụ như Pandora. Tất cả những gì người dùng cần làm chỉ là ra lệnh “listen to”. Trong khi trên iPhone, câu lệnh nghe nhạc chỉ có thể dẫn người dùng đến với ứng dụng iPod.
4. Widget

Widget của Android hiển thị được nhiều thông tin trực tiếp trên màn hình chính như tin tức, tỉ số trận đấu, tin nhắn hoặc các nút chức năng điều khiển nghe nhạc. Thực ra có khá nhiều widget trên Android chứa các thông tin “rác”, nhưng nếu người dùng chọn lọc widget kỹ càng thì họ có thể nắm bắt được rất nhiều thông tin chỉ bằng 1 cái lướt mắt qua màn hình.
5. Phần cứng đa dạng
Bên cạnh những ưu điểm về phần mềm, Android còn đem đến cho người dùng nhiều lựa chọn phần cứng và giá thành khác nhau như màn hình to hơn, bàn phím cơ học và rất nhiều thứ khác mà iPhone không có. Tất nhiên phần cứng của iPhone 4 khá mạnh, tuy nhiên chưa hẳn nó đã phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của vài người dùng.
Vấn đề giá cả cũng rất dễ nhận thấy, các dòng điện thoại iPhone chẳng bao giờ rẻ trong khi đó người mua Android có rất nhiều lựa chọn, trải dài khắp các phân khúc. Đối với học sinh sinh viên thì mua được iPhone là một vấn đề khá nan giải, trong khi đó họ có thể quay ra lựa chọn các loại điện thoại Android có giá thành kinh tế hơn mà các chức năng vẫn khá đầy đủ.
Tham khảo PCWorld